Ở những trận đấu cúp trong bóng đá như Champion League, AFF,… chắc hẳn anh em đã từng nghe và chứng kiến luật bàn thắng sân khách. Đặc biệt, vì chính luật này mà vô số đội bóng phải ôm hận, tiếc nuối khi bị loại. Do đó ở bài viết hôm nay, anh em sẽ được khám phá tất tần tật về bàn thắng sân khách có luật tính thế nào.
Lịch sử luật bàn thắng sân khách
Đầu tiên, anh em cần phải hiểu rằng luật bàn thắng sân khách là yếu tố giúp phá vỡ thế cân bằng khi 2 đội bóng thi đấu với nhau lượt đi và về trên sân nhà mỗi đội. Theo đó, bên nào khi thi đấu ở sân khách mà ghi được nhiều bàn thắng hơn và sau 2 trận đấu tỷ số hòa sẽ giành chiến thắng.
Lịch sử luật bàn thắng sân khách được UEFA – Liên đoàn bóng đá châu Âu tạo ra và áp dụng lần đầu vào mùa giải C1 1965-1966. Đồng thời, các giải đấu khác như World Cup, AFC, CONCACAF, Copa Libertadores, CAF Champions League,.. cũng đều được dùng theo.
Để anh em nào chưa hiểu rõ về luật bàn thắng sân khách, bài viết có lấy một ví dụ cụ thể như sau:
Trong khuôn khổ lượt trận bán kết UEFA Champions League giữa Man City và Monaco ở lượt đi, Man xanh phải hành quân xa nhà và chiến thắng với tỷ số 1-0. Tuy nhiên, khi quay trở lại thi đấu trên sân ETIHAD, Monaco lại kết thúc trận đấu bằng kết quả 2-1.
Như vậy, tổng tỷ số sau 2 lượt trận đang là hòa 2-2 do Man City có vốn một bàn ở trận lượt đi trên sân khác. Tuy nhiên, chiếu theo luật bàn thắng sân khác, Monaco là đội giành chiến thắng vào vòng trong do ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân ETIHAD.
Ngoài ra, còn một số trường hợp điển hình khác như 2 đội phải thi đấu chung 1 sân cho cả 2 lượt trận. Lúc này 2 đội đều được tính mỗi lượt là sân nhà và ngược lại. Sau cùng, luật bàn thắng sân khác vẫn sẽ áp dụng như ví dụ kể trên. Với việc Fifa áp dụng luật mới vào các trận đấu vì thế kết quả chung cuộc ở một số trận sẽ có sự thay đổi nên anh em cược thủ cần lưu ý khi tham gia các kèo cược tại Bk8 để đảm bảo thắng lợi.
Luật bàn thắng sân khách 2022
Trong năm 2022, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 lẫn nhiều ý kiến trái chiều, Luật bàn thắng sân khách đã chính thức bị UEFA loại bỏ khỏi hệ thống giải đấu cấp câu lạc bộ của mình. Điều này nhận về sự ủng hộ tích cực của cả cầu thủ lẫn fan hâm mộ túc cầu.
Thế nhưng, ở một số giải đấu hệ thống khác, luật bàn thắng sân khách vẫn được giữ nguyên như: AFF Cup, EFL Cup,… Tuy nhiên vào một số trường hợp đặc biệt như AFF 2020 do các đội phải thi đấu tại Singapore 100% nên ban tổ chức không áp dụng bàn thắng sân khách.
Những trận đấu kinh điển áp dụng luật bàn thắng sân khách
Những trận đấu kinh điển áp dụng luật bàn thắng sân khách mà đến tận bây giờ nhiều người vẫn không thể quên sẽ được chia sẻ ngay sau đây. Tất nhiên toàn bộ đều thuộc khuôn khổ cúp C1 – giải đấu của chính UEFA.
Chelsea – Barca bán kết C1 mùa 2008-2009
Có lẽ nhiều fan hâm mộ của The Blues vẫn chưa quên được nỗi buồn tại bán kết C1 2008-2009. Bởi khi đó, Chelsea đã phải chịu thất bại cay đắng sau tỷ số hòa 1-1 ở trận lượt về.
Cụ thể, ở trận lượt đi, nửa xanh thành London đã xuất sắc cầm hòa Barca 0 bàn thắng ngay trên sân Nou Camp. Trong trận đấu này, đội bóng xứ Catalan đã bị khuất phục bởi hệ thống phòng ngự đầy chắc chắn và kỷ luật của Chelsea.
Chính vì thế, những Lionel Messi, Eto’o và Henry hoàn toàn ”tắt điện” trước khung thành thủ môn P. Cech. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi khi kết quả trận lượt về lại được định đoạt bằng luật bàn thắng sân khách.
Theo đó, The Blues có khởi đầu như mơ ở trận lượt về trên sân nhà với màn mở tỷ số của Michael Essien. Tiền vệ phòng ngự người Ghana đã có cú ra chân đầy uy lực, không cho thủ môn Victor Valdes có cơ hội cản phá nào.
Thế nhưng, Essien trận đấu này vừa sắm vài người hùng lẫn tội đồ khi anh để mất bóng ở khu vực nguy hiểm. Từ đó, Messi đã tận dụng cơ hội chuyền cho Iniesta cân bằng lại tỷ số cho Barca. Kể từ đó, 2 đội không ghi thêm bàn thắng nào nữa à kết quả chung cuộc hòa 1-1.
Tuy nhiên, do luật bàn thắng sân khác, Barca là đội giành quyền đi tiếp do ở sân khách, Chelsea không ghi được bàn nào còn đội bóng xứ Catalan lại có 1 bàn ngay trên sân Stamford Bridge.
Ajax Amsterdam – Tottenham Hotspurt bán kết C1 2018-2019
Một trong những trận đấu kinh điển áp dụng luật bàn thắng sân khách đó chính là cuộc chạm trán giữa Ajax Amsterdam – Tottenham Hotspurt tại bán kết C1 2018-2019. Theo đó, Spur đã để thua đội bóng đến từ Hà Lan ngay tại sân nhà với tỷ số 0-1.
Ở trận đấu đó, đội chủ sân White Hart Lane không khỏi khiến người hâm mộ phải thất vọng với màn trình diễn bạc nhược của mình. Khi hành quân tới Hà Lan, Tottenham đang có ”vốn khởi nghiệp” là một bàn thua.
Tiếp theo, mọi chuyện càng tệ hại hơn cho Gà trống thành Luân Đôn lại để Ajax ghi liên tục 2 bàn vào lưới do công của De Ligt và Ziyech. Đến lúc này, Tottenham mới thực sự vùng lên và liên tiếp có 2 bàn thắng đều do công của Lucas Moura.
Cuối cùng tổng tỷ số sau 2 lượt trận là 3-3 nhưng Tottenham được quyền đi tiếp do ghi 3 bàn thắng trên sân khách. Còn Ajax, họ cũng chỉ biết tự trách mình khi không thể bảo toàn được thành quả.
Monaco – Man City Tứ kết C1 2016-2017
Tham vọng chạm tay vào chiếc cúp C1 2016-2017 danh giá của Man City đã bị Monaco dội 1 gáo nước lạnh ngay tại trận Tứ kết. Theo đó, dù được thi đấu trên sân nhà nhưng The Citizens bất ngờ để Monaco dẫn 3-1 ngay đầu hiệp 2.
Tuy nhiên, ngay sau đó Man City ào lên tấn công nhằm tìm kiếm bàn gỡ và thành quả đã đến với họ. Cụ thể, Aguero chứng tỏ đẳng cấp của mình với 2 bàn thắng, 2 bàn thắng còn lại thuộc về trung vệ Stone và tiền vệ Sane.
Như vậy, trước khi có chuyến hành quân tới sân đội bóng công quốc, Man City đang nắm lợi thế rất lớn khi dẫn trước tổng tỷ số 5-3. Tuy nhiên, Monaco cũng có chút ”vốn” với 3 bàn thắng ngay trên ETIHAD.
Bước vào trận lượt về trên sân của Monaco, Man City nhập cuộc với sự tự tin cao độ với lợi thế dẫn trước ở trận lượt đi. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau, Mbappe lại dội 1 gáo nước lạnh vào chính tham vọng của Citizens bằng bàn thắng mở tỉ số.
Tiếp theo, Fabinho lại là cái tên tiếp theo khiến huấn luyện viên Pep Guardiola phải ”nhăn trán” khi ghi bàn thắng thứ 2 cho Monaco. Sự vùng lên từ Man City chỉ giúp cho họ có thêm 1 bàn thắng do công của Sane trước khi lại để Bakayoko ấn định tỷ số.
Như vậy sau 2 lượt trận, tổng tỉ số đang là 6 đều nhưng Monaco mới là đội đi tiếp. Bởi trên sân khách, Man City chỉ ghi được 1 bàn thắng còn đội bóng công quốc lại có tới 3 bàn ngay trên ETIHAD.
Man City – Tottenham Tứ kết C1 2018-2019
Cả Man City và Tottenham bước vào lượt đi trận Tứ kết C1 2018-2019 với sự tự tin cao độ. Tuy nhiên, The Citizens được nhận định và đánh giá cao hơn bởi dàn sao bạc tỷ trong đội hình.
Tuy nhiên, Tottenham cho thấy họ không phải là đội bóng dễ bị đánh bại khi xuất sắc chiến thắng ở trận lượt đi với tỷ số 1-0. Nhưng tất cả sự kịch tính và điên rồ nhất lại nằm ở trận đấu lượt về trên sân nhà ETIHAD của MAn City.
Cụ thể, chỉ sau 21 phút đầu tiên của hiệp 1, trận đấu đã có tới 5 bàn thắng được ghi cho cả 2 đội. Ngay ở phút thứ 4, Sterling đã đưa tỷ số trận đấu về thế cân bằng. Sau đó, Son Heung Min lại gieo sầu cho Citizens với liên tiếp 2 bàn thắng ở phút thứ 7 và 10.
Ngay sau đó, Bernardo Silva lại giúp Man xanh gỡ hòa với bàn thắng ở phút thứ 11. Tiếp đà hưng phấn, The Citizens tiếp tục vươn lên nhờ bàn thắng của Sterling ở phút 21. Niềm hy vọng của fan hâm mộ đội chủ sân ETIHAD lại được củng cố với pha lập công từ Aguero ở phút 59.
Thế nhưng, khi đến phút 73, Fernando Llorente làm cho sự thất vọng tràn trề trên khuôn mặt cổ động viên Man City với bàn thắng rút ngắn xuống còn 3-4. Như vậy tổng tỷ số sau 2 lượt trận lúc này là hòa 4 đều và được giữ nguyên đến hết 90 phút.
Cuối cùng, Man xanh lại tiếp tục ôm hận khi 2 lần liên tiếp bị loại ở đấu trường C1 do luật sân khách. Thực sự trận đấu này đội chủ sân ETIHAD đã thi đấu rất nỗ lực nhưng vẫn bị thua một cách tức tưởi.
AS Roma – Barca Tứ kết C1 2018-2019
Có lẽ ngay cả nhiều người lạc quan đến mấy cũng không nghĩ rằng AS Roma lại có thể lội ngược dòng trước Barca khi đã bị dẫn 4-1 ở trận lượt đi C1 2018-2019. Ấy vậy mà điều kỳ diệu đã thực sự xảy ra trên sân Olimpico chỉ sau đúng 1 tuần.
Trước khi hành quân đến nước Ý, Barca tự tin nắm vững chiếc vé vào vòng trong với lợi thế dẫn 4-1 trước AS Roma. Nhưng chính đội bóng xứ Catalan cũng không ngờ mình lại để bị loại tức tưởi đến như vậy.
Cụ thể, Edin Dzeko – cầu thủ ghi bàn duy nhất cho Roma ở trận lượt đi lại một lần nữa mở điểm ở trận lượt về. Ngay sau đó, chính tiền đạo người Bosnia Hecovina hoàn tất cú đúp để thắp lên hy vọng cho cuộc lội ngược dòng.
Cuối cùng, điều kỳ diệu cũng đã đến khi trung vệ Manolas lập công chuộc tội với bàn thắng ấn định tỷ số cho Roma. Như vậy, kết quả sau 2 lượt trận Barca hòa 4 đều đội chủ sân Olimpico. Tất nhiên, tỷ số này đồng nghĩa, đội bóng xứ Catalan bị loại vì ghi bàn thắng sân khách ít hơn.
Những câu hỏi thường gặp?
Ngay sau đầy bài viết sẽ cập nhật một số câu hỏi mà fan hâm mộ bóng đá thường đặt ra liên quan tới luật sân khách.
Luật bàn thắng sân khách AFF cup còn áp dụng không?
Hiện tại. chưa có thông tin chính thức về việc luật bàn thắng sân khách có áp dụng ở giải AFF Cup nữa hay không. Tuy nhiên, trước đó trong năm 2022, ban tổ chức đã chính thức bỏ đi bộ luật này do các đội đều thi đấu tập trung tại Singapore.
Thế nhưng, đó chỉ do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các đội không thể di chuyển qua lại để đá sân nhà hay sân khách. Do đó, sắp tới khả năng AFF Cup vẫn áp dụng luật sân khách cho giải đấu cuối năm nay vẫn là rất cao.
C1 có áp dụng luật bàn thắng sân khách không?
Hiện tại, ở mùa giải 2021-2022, C1 sẽ không còn được áp dụng luật bàn thắng sân khách nữa. Bởi mới vào 24/6/2021, UEFA đã chính thức chấp thuận đề xuất bãi bỏ bộ luật trên cho toàn bộ giải thuộc hệ thống của mình cấp câu lạc bộ.
Quyết định này nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của khác nhiều đội bóng lẫn fan hâm mộ. Bởi trước đây không ít câu lạc bộ đã phải ngậm đắng nuốt cay bị loại bởi luật sân khách bàn thắng.
C2 có áp dụng luật bàn thắng sân khách không?
C2 hay còn được fan bóng đá biết đến với cái tên đầy đủ là Europa League cũng là giải đấu thuộc hệ thống do UEFA tổ chức. Do đó, theo công bố vào 24/6/2021 từ liên đoàn bóng đá châu Âu, luật bàn thắng sân khách sẽ không áp dụng cho cả C2 từ mùa 2021-2022.
Kết luận
Phía trên là toàn bộ thông tin về luật bàn thắng sân khách trong bóng đá. Quan điểm đúng sai, nên hay không nên có bộ luật này có lẽ tùy thuộc vào mỗi fan hâm mộ. Tuy nhiên, trước động thái tiên phong thay đổi từ UEFA, chắc chắn sắp tới luật sân khách bàn thắng sẽ bị bãi bỏ ở nhiều giải đấu khác.
The post Luật bàn thắng sân khách trong bóng đá mới nhất của Fifa 2022 appeared first on Bóng Đá BK8.
source https://bongdabk8.com/luat-ban-thang-san-khach/
Nhận xét
Đăng nhận xét